Chi tiết tin - Sở Kế Hoạch Đầu Tư

Hội nhập quốc tế và phát triển bền vững trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức với địa phương

26/07/2017 10:04:00

Ngày 20/7/2017, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị khu vực Bắc Trung Bộ về “Hội nhập quốc tế và phát triển bền vững trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức với địa phương, doanh nghiệp”. Tham dự Hội nghịcó 180 đại biểu là đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở, ban ngành, các doanh nghiệp đến từ các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Ảnh: Phiên thảo luận các vấn đề liên quan đến các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của các địa phương

Các đại biểu tham dự hội nghị đã được nghe các chuyên gia cao cấp của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành Trung ương cập nhật thông tin về tình hình thếgiới, triển khai công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta trong giai đoạn phát triển mới, thảo luận các vấn đề phát triển thiết yếu của khu vực kinh tế Bắc Trung Bộ, từ đó hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tham gia hội nhập quốc tế. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương để xây dựng kế hoạch hành động về hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) phù hợp điều kiện của địa phương mình. Tuy nhiên, một số giải pháp chung đối với các địa phương trong thời gian tới đó là:
Thứ nhất, nhận thức lại bối cảnh phát triển đề điều chỉnh chiến lược phát triển của địa phương dựa trên: (i) tìm hiểu thực sự nhận biết về sự thay đổi trên thế giới, trong khu vực và ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) mới và tác động tới địa phương; (ii) Đánh giá sâu, nghiêm túc thực trạng và tiềm năng của địa phương, tự định vị đúng mức địa phương; (iii) Đặt địa phương trong sự liên kết hết sức cần thiết với các tỉnh khác, trong chiến lược phát triển toàn vùng và cảnước; (iv) tập trung chú trọng phát triển “sức mạnh mềm” (vềthểchế, con người, sựliên kết), dùng sức mạnh phần mềm đểkhắc phục cái yếu vềvật chất, tạo nên năng lực cạnh tranh của địa phương; (v) Thống nhất nhận thức của toàn thểbộmáy: “người chèo thuyền là dân” và phải hành động theo nhận thức đó.
Thứ hai, một sốnhiệm vụ cần thực hiện: (i) tìm hiểu để nắm chắc các cam kết HNKTQT của nước ta và thực thi cho đúng, tránh bị kiện tụng, hoặc bị phạt: (ii) Đánh giá lại hiện trạng và tiềm năng của địa phương trong bối cảnh mới, nhận diện rõ các mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức; đồng thời phải đặt trong tương quan chung của cả vùng và cả nước để điều chỉnh chiến lược; (iii) Hết sức coi trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (đội ngũ lãnh đạo và chuyên viên các cấp, các ngành pháp lý, kinh tế- kỹ thuật,….), đổi mới cách thức tuyển chọn và sử dụng cán bộ: (iv) Đổi mới cơ chế quản lý, điều hành, thực hiện cải cách hành chính ở địa phương trên tinh thần xây dựng nhà nước pháp quyền, kiến tạo, phục vụ; (v) Đẩy mạnh phát triển cơ sởhạ tầng, tạo khả năng kết nối thuận lợi trong vùng, trong nước và với bên ngoài.
Thứ ba, về phát triển kinh tế: (i) Điều chỉnh quy hoạch của địa phương dựa trên quy hoạch vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh (cả về yếu tố tĩnh và động) bảo đảm hiệu quả về qui mô kinh tế; (ii) Thúc đẩy chuyển đổi mới hình tăng trường và tái cơ cấu kinh tế, chuyển sang những ngành nghề có năng suất lao động và giá trị gia tăng cao hơn. Đặc biệt coi trọng tát cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá, tăng giá trị, giảm đầu vào; (iii) Cải thiện mạnh môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, khởi nghiệp và tham gia chuỗi giá trị theo tinh thần chỉ đạo Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết TW5, Khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa; (iv) Tăng cường kỷ luật ngân sách, kỷ cương bộ máy và công chức, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, sự phối hợp và tính đồng bộ trong hoạt động của cơ quan chính quyền các cấp, đặc biệt trong các hoạt động về kinh tế, đầu tư, về quân hệ với doanh nghiệp và người dân.
Nhằm triển khai có hiệu quả các hoạt động của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trên địa bàn tỉnh theo tinh thần của Nghị quyết số 06 – NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII; Mỗi sở, ban ngành và địa phương phải xây dựng kế hoạch thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc cụ thể sát với điều kiện thực tế của cấp, ngành, địa phương mình trên cơ sở định hướng chương trình hành động của quốc gia, tỉnh.

Tác giả bài viết: Phòng KTĐN

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ QUẢNG TRỊ
ĐC: 128 Hoàng Diệu - P. Đông Thanh - TP. Đông Hà - Quảng Trị
ĐT: 0233 3852 529 - Fax: 0233 3851760
Email: sokhdt@quangtri.gov.vn
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ